T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylory ở trẻ em
Ngày đăng 24-03-2016 457
Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylory ở trẻ em

1.Triệu chứng bệnh biểu hiện như thế nào?

Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chiếm 90%. Vị trí đau ở vùng thượng vị ( trên rốn). Đu thường liên quan đến bữa ăn.Thời gian đau về đêm chiếm 60% các trường hợp. Kèm theo trẻ có thể có triệu chứng đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, nôn ói sau ăn hoặc nôn ói vào buổi sáng khi thức dậy. Trường hợp nặng trẻ có thể nôn ra máu, tiêu phân đen.

2. Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày do Helycobacter pylori?
* Xét nghiệm không xâm lấn:
- Test hơi thở đồng vị 13 C-urea
- Huyết thanh chẩn đoán: Độ nhạy tương đối 93%. Độ đặc hiệu tương đối 89.2% và độ chính xác là 90.7%.  Tuy nhiên không phân biệt được người bệnh mới nhiễm hay đã từng nhiễm trong quá khứ.
- Tìm kháng nguyên trong phân:. Độ nhạy tương đối >99.9% (94.9 - 100%). Độ đặc hiệu tương đối > 99.9% (95.1 - 100%) và độ chính xác >99.9%(97.5 - 100%) ( khoảng tin cậy 95%).
* Xét nghiệm xâm lấn:
- Nuôi cấy mẫu sinh thiết dạ dày ( Qua nội soi dạ dày)
- PCR H.pylori trong mẫu sinh thiết
 
3.  Test hơi thở đồng vị 13 C-urea dựa trên nguyên lý  nào để tìm Helicobacter?
H.pylori tiết ra men urease để chuyển hóa urea thành C02 và thải qua hơi thở bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được uống urea gắn chất đánh dấu 13C. Nếu có H.pylori ở đường tiêu hóa trên, c02 được đánh dấu sẽ thải ra ngoài. Đây là thử nghiệm rất đáng tin cậy, thực hiện ở các Trung tâm chẩn đoán y khoa có khả năng phân tích quang phổ
 
4. Phương pháp đ ều trị bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ em?

Điều trị tiệt căn H.pylori thời gian điều trị 7 đến 14 ngày sau đó điều trị thêm omeprazole đủ 4 đến 6 tuần nếu cần.

- Kháng sinh:Nhóm chọn lựa hàng đầu: Amoxicillin, Clarithromycin

- Kết hợp: ức chế bơm proton H+.

- Sucralfate: Phức hợp octasulfate sucrose và hydroxide nhôm bao lấy vết loét và hoạt động như một rào cản, hấp thu pepsin và trung hòa ion hydrogen.

- Dinh dưỡng: ăn đầy đủ các thức ăn theo 4 ô vuông thực phẩm, kiêng các thức ăn kích thích ( chua, cay, ….)

5. Phòng bệnh ra sao?
- Sau đợt điều trị đủ liều thuốc trẻ vẫn phải được ăn uống điều độ, hạn chế ăn thức ăn chua cay, thức ăn có tính kích thích dạ dày, không dùng thuốc có chứa thành phần steroid, non-steroid…. 
- Do bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa vì vậy cần phải giữ vệ sinh ăn uống (rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hạn chế ăn hàng rong…).và nên khám và tầm soát các thành viên trong gia đình để được điều trị đồng thời nhầm hạn chế tái nhiễm. 
- Lưu ý nếu không cải thiện môi trường sống, không giữ vệ sinh khi ăn uống thì trẻ vẫn có thể tái nhiễm H.pylori. 

Phòng khám Minh Nguyệt Bình Dương hiện tại đang thực hiện Xét nghiệm Huyết thanh chẩn đoán bệnh Viêm loét dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em và người lớn.

 

 
 
 
 

 

BS Trần Thị Minh Nguyệt, chuyên khoa cấp II Nhi
Phongkhamnhidong.com

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU