T2 | 17:00 - 20:30 |
T3 | 17:00 - 20:30 |
T4 | 17:00 - 20:30 |
T5 | 17:00 - 20:30 |
T6 | 17:00 - 20:30 |
T7 | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
CN | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
Hội chứng rối loạn tăng động kém chú ý và Bệnh tự kỷ trẻ em ngày càng gia tăng trong xã hội công nghiệp hóa hiện nay. Để hạn chế phần nào mức độ phát triển của các bệnh tâm lý đặc biệt này, Phòng khám Nhi Đồng Minh Nguyệt mong các bậc cha mẹ hãy sắp xếp dành thời gian tương tác với trẻ mỗi ngày. Hãy giúp khả năng ngôn ngữ của trẻ được phát triển ngay từ khi thuở lọt lòng bằng những thói quen hữu ích sau đây.
Dạy con học nói bằng cách nào?
Trước khi nói được, con đã có thể hiểu những gì người khác nói từ rất lâu rồi. Bởi thế, hãy giúp con biết nói từ sớm bằng những thói quen hàng ngày sau:
Thực tế, ngay sau khi sinh bé đã có thể giao tiếp với cha mẹ, nhưng không phải bằng lời nói. Nhăn mặt, vặn mình, khóc .. là những cách đầu tiên để bé thể hiện cảm xúc của mình. (Ảnh minh họa) |
Quan sát: Chưa biết nói, bé sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện cảm xúc. Hãy mỉm cười, đáp lại con dù chỉ bằng ánh mắt để khuyến khích bé giao tiếp.
Lắng nghe: Chú ý đến những tiếng bập bẹ học nói của con và nói chuyện với bé bằng chính ngôn ngữ đó. Hãy kiên nhẫn và cho bé đủ thời gian để “nói chuyện” với bạn.
Khen ngợi: Cười, vỗ tay cho những nỗ lực học nói dù là nhỏ nhất của bé. Con có động lực học nói nhờ sự khuyến khích của cha mẹ.
Bắt chước: Trẻ rất thích giọng nói của bố mẹ. Nói chuyện là cách cha mẹ giúp con học nói. Hãy dùng những từ đơn, câu ngắn nhưng chính xác để giúp con học.
Trau chuốt: Khi con chỉ tay vào bàn ăn, đừng vội cho bé thêm phở, thay vào đó hãy hỏi: “Con muốn ăn thêm phở à?” hay “Thêm bơ vào ngon hơn đúng không con?”
Kể chuyện: Nói về những việc bạn đang làm trong khi rửa tay, thay quần áo, cho bé ăn,.. điều này giúp trẻ kết nối giữa ngôn ngữ và hành động, đồ vật bên ngoài.
Tán gẫu: Ngay cả khi không hiểu gì, hãy cố gắng nói chuyện. Lặp lại từ ngữ của con và hỏi xem nó có đúng không nhé, đó là cách để bé hiểu được tình yêu của cha mẹ, và khuyến khích con nói chuyện.
Để con dẫn dắt: Trong khi chơi đùa, hãy hùa theo sở thích của bé.
Khuyến khích con bằng cách thường xuyên thủ thỉ, bập bẹ, nói chuyện, ca hát với bé, giữ phản ứng tích cực và cho con thấy sự quan tâm của cha mẹ,.. đó là nền tảng tốt nhất để phát triển ngôn ngữ của bé ngay từ những giai đoạn đầu tiên.
Những mốc phát triển ngôn ngữ bé cần đạt được:
Thực tế, ngay sau khi sinh bé đã có thể giao tiếp với cha mẹ, nhưng không phải bằng lời nói. Nhăn mặt, vặn mình, khóc .. là những cách đầu tiên để bé thể hiện cảm xúc của mình.
Dưới đây là những mốc phát triển ngôn ngữ từ khi bé trào đời, các mẹ có thể dựa vào đó để theo dõi mức độ phát triển của con.
3 tháng tuổi
Trẻ lắng nghe giọng nói, quan sát biểu cảm gương mặt khi bạn nói và nhận biết những âm thanh khác xung quanh mình. Trẻ sơ sinh thường thích nghe giọng nữ giới và những âm thanh bé nghe được từ khi còn trong bụng mẹ.
6 tháng tuổi, bé bắt đầu bập bẹ những âm thanh khác nhau và nhận biết khi có người gọi tên bé. (Ảnh minh họa) |
6 tháng tuổi
Bé bắt đầu bập bẹ những âm thanh khác nhau và nhận biết khi có người gọi tên bé. Cha mẹ thường nhầm lẫn rằng đó là những tiếng nói đầu tiên của con được nhưng thực tế đó chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên và không thực sự có ý nghĩa.
9 tháng tuổi
Sau 9 tháng bé có thể hiểu một số từ cơ bản, trẻ cũng dùng nhiều âm thanh hơn, nhiều tông giọng hơn để thể hiện cảm xúc.
12 tháng
Hầu hết các bé đã có thể nói những tiếng đơn giản đầu tiên và hiểu những gì chúng nói. Con sẽ làm theo hoặc ít nhất là hiểu được những yêu cầu của mẹ.
18 tháng
Ở độ tuổi này bé có thể nói đến 10 từ, có thể chỉ vào người, vào vật mà mẹ gọi tên. Bé cũng học cách bắt chước giọng nói và ngôn ngữ của mẹ, thường là những tiếng cuối cùng trong 1 câu.
2 tuổi
Bé có thể tự xâu chuỗi các từ cho 1 cụm, hoặc câu ngắn từ 2-4 chữ.
3 tuổi
Thời điểm này, vốn từ của bé tăng lên nhanh chóng, con có thể hiểu được cả những từ trừu tượng, đa nghĩa.