T2 | 17:00 - 20:30 |
T3 | 17:00 - 20:30 |
T4 | 17:00 - 20:30 |
T5 | 17:00 - 20:30 |
T6 | 17:00 - 20:30 |
T7 | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
CN | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
Người dịch: BSCKII Trần Thị Minh Nguyệt.
Nguồn:www.kidshealth. Reviewed by: J. Fernando del Rosario, MD. Date reviewed: July 2015.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, bao gồm viêm dạ dày, loét dạ dày và thậm chí gây Ung thư dạ dày sau này.
Vi khuẩn này được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi có tới 10% trẻ em và 80% người trưởng thành bị nhiễm H. pylori không biểu hiện triệu chứng.
1.Dấu hiệu và Triệu chứng
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm H. pylori mà không hay biết - hầu hết các trường hợp nhiễm H. pylori đều "im lặng" và không gây triệu chứng. Khi vi khuẩn gây ra triệu chứng, thường là các triệu chứng của viêm dạ dày hoặc bệnh loét dạ dày.
Ở trẻ em, các triệu chứng của viêm dạ dày có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, và đau bụng, mặc dù những triệu chứng này gặp trong nhiều bệnh khác của trẻ em
H. pylori, trước đây được gọi là Campylobacter pylori, cũng có thể gây loét dạ dày. Ở trẻ lớn hơn và người lớn, triệu chứng phổ biến nhất của bệnh loét dạ dày là đau dai dẳng hoặc đau như rát bỏng ở bụng, thường ở vùng dưới xương sườn và trên rốn. Triệu chứng này thường nặng hơn khi bụng đói và cải thiện ngay sau khi người ăn thức ăn, uống sữa hoặc dùng thuốc kháng acid.
2. Khả năng lây nhiễm
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng nhiễm H. pylori có thể lây nhiễm vì bệnh này dường như xuất hiện nhiều trong các gia đình và phổ biến hơn ở những nơi người dân sống trong điều kiện đông người hoặc vệ sinh kém. Mặc dù nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng lây truyền từ người sang người, chưa chính xác sự lây truyền này xảy ra như thế nào.
3. Chẩn đoán
Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng cách sử dụng nhiều loại xét nghiệm khác nhau:
- Nội soi dạ dày: Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc an thần trong suốt quá trình này, bao gồm việc chèn nội soi - một ống nhỏ, mềm có gắn camera nhỏ, ống này được bác sĩ đưa cổ họng, xuống dạ dày và tá tràng bệnh nhân. Sau đó bác sĩ có thể lấy mẫu xét nghiệm trong dạ dày đưa đến phòng thí nghiệm kiểm tra kết quả có vi khuẩn H. pylori hay không.
- Xét nghiệm máu: Có thể phát hiện ra sự có mặt của các kháng thể H. pylori. Xét nghiệm máu rất dễ thực hiện, mặc dù kết quả xét nghiệm máu dương tính cũng chỉ cho biết người bệnh bị nhiễm vi khuẩn H. pylori trong quá khứ.
- Test hơi thở: Có thể phát hiện ra Carbon bị phá vỡ bởi H. pylori sau khi bệnh nhân uống dung dịch. Thử nghiệm hơi thở tốn nhiều thời gian, không cho biết mức độ nhiễm trùng H.Pylory, và có thể rất khó thực hiện ở trẻ nhỏ.
- Xét nghiệm phân: có thể phát hiện sự có mặt của các protein H. pylori trong phân. Giống như Test hơi thở, xét nghiệm phân cho thấy sự hiện diện của H. pylori nhưng không mức độ nhiễm trùng H.Pylory.
4. Điều trị
Điều trị nhiễm H. pylori bằng cách sử dụng kháng sinh. Vì thuốc kháng sinh đơn lẻ không tiêu diệt được vi khuẩn nên con của bạn sẽ được cho kết hợp kháng sinh. Thông thường, bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc kháng sinh cùng với thuốc kháng acid hoặc thuốc ức chế acid để trung hòa hoặc ức chế sản xuất axit dạ dày.
Nếu con của bạn có các triệu chứng chảy máu từ dạ dày hoặc ruột non, trẻ sẽ được điều trị tại bệnh viện.
Bởi vì nhiễm H. pylori có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh, việc điều trị tại nhà quan trọng nhất là cho con bạn thuốc kháng sinh theo toa bác sĩ đúng liều lượng và thời gian.
Một cách để giúp giảm cơn đau bụng là có lịch ăn uống cụ thể cho trẻ. Điều này có nghĩa là bạn nên thiết kế các bữa ăn để bụng của bé không còn trống trong thời gian dài. Tốt nhất là cho trẻ ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
Một điều cũng quan trọng là tránh cho trẻ dùng aspirin, thuốc có chứa aspirin, ibuprofen, hoặc các thuốc chống viêm bởi vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày hoặc gây chảy máu dạ dày.
Với liệu pháp kháng sinh kéo dài, viêm dạ dày tá tràng và bệnh loét dạ dày tá tràng do H.Pylory (đặc biệt là loét tá tràng) thường có thể được chữa khỏi.
5.Phòng ngừa
Hiện tại, không có văcxin chống lại H. pylori. Và bởi vì đường lây truyền không rõ ràng, hướng dẫn phòng ngừa không có sẵn. Tuy nhiên, điều quan trọng đảm bảo rằng bạn và gia đình bạn:
-Rửa tay thật kỹ.
-Ăn thức ăn sạch.
- Uống nước từ nguồn an toàn.
Khi nào thì gọi bác sĩ? Gọi bác sĩ ngay nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
-Đau bụng nặng.
-Nôn ra máu hoặc chất nôn trông giống bã cà phê.
- Phân màu máu, màu đen, hoặc trông giống như nhựa đường.
- Đau dai dẳng kéo dài hoặc đau như lửa đốt ở vùng dưới xương sườn, triệu chứng đau giảm sau khi ăn, uống sữa hoặc sau dùng thuốc kháng axit