T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
9 CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Ngày đăng 31-03-2018 513
9 CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

CƠN MƯA ĐẦU MÙA XỐI XẢ ĐÊM QUA BÁO HIỆU MÙA MƯA ĐÃ ĐẾN !

Sáng nay Thời tiết ở Bình Dương dịu mát hơn, cây lá dường như xanh tươi hơn, nhưng muỗi cũng sinh sôi nảy nở và bay ra nhiều hơn, chúng chích da thịt trẻ em nhiều hơn !!!
Mùa mưa cũng là mùa của các bệnh Sốt siêu vi và Sốt xuất huyết trẻ em, là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ và sự đau đầu của các bác sĩ hệ dự phòng và điều trị.

---------------------------------------------------
1. Triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue là gì?
Sốt xuất huyết dengue có những triệu chứng giống như cúm, kéo dài từ 2 đến 7 ngày. 
Sốt cao (39-40 oC) và kèm theo ít nhất là hai trong những triệu chứng sau:
Đau đầu, Nhức sau hốc mắt, Buồn nôn, nôn, Đau mỏi cơ, xương hay khớp,Phát ban...
Một số trường hợp kèm theo bị tiêu chảy, ho, đau rát họng

2. Khi nào trẻ đang điều trị sốt xuất huyết tại nhà (Điều trị ngoại trú, uống thuốc theo toa bác sĩ và tái khám mỗi ngày tại Phòng khám) cần phải nhập viện ngay?
Khi trẻ có một trong các biểu hiện sau:
- Li bì, 
- Tay chân lạnh
- Buồn ói hoặc ói nhiều lần
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi cầu phân đen, đi cầu ra máu tươi.
- Đau bụng

3. Biến chứng của bệnh Sốt xuất huyết? 
- Choáng sốt xuất huyết.
- Xuất huyết tiêu hóa nặng.
- Suy đa tạng: Suy gan, suy thận, suy gan, suy tim, xuất huyết não...

4. Trẻ ăn gì, uống gì khi bị Sốt xuất huyết?

- Uống nhiều nước: cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, số lượng từ 2 lít đến 3 lít một ngày, uống các nước trẻ thích như: nước cam, nước chanh, nước dừa tươi, nước suối, nước chín, nước Oresol...
- Tăng cường uống sữa với số lượng nhiều hơn ngày thường.
- Thức ăn mềm, dễ tiêu như: cháo, súp gà, phở bò gà.. , cho cháu ăn cơm nếu cháu thích, thức ăn gồm: thịt, cá,..., tránh ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ làm cho cháu đầu bụng khó tiêu.
Các bậc cha mẹ cần cho trẻ tái khám bác sĩ hàng ngày theo đúng hẹn, không nên tự ý dừng tái khám và dùng thuốc theo đúng lời dặn dò của bác sĩ.

5. Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết? 
 Là diệt lăng quang, là diệt muỗi và không để muỗi đốt.
- Thường xuyên súc rửa, đậy kín các lu, khạp;
- Thay nước bình bông thường xuyên, loại bỏ vật phế thải (vỏ lốp xe, vỏ dừa..)
- Nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, dọn dẹp các hốc tối trong nhà là nơi muỗi hay trú ẩn.
- Diệt muỗi: nhang trừ muỗi, bình xịt côn trùng, vợt điện đập muỗi, thoa kem đuổi muỗi, đeo vòng đưởi muỗi....
- Ngủ mùng (ban ngày lẫn ban đêm), mặc quần áo sáng màu và dài tay.
- Phối hợp tốt với Nhân viên y tế dự phòng trong việc phun hóa chất diệt muỗi.

6. Khi nào nhân viên y tế sẽ phun hóa chất diệt muỗi SXH? 
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ phun hóa chất diệt muỗi để xử lý ổ dịch hoặc tại khu vực nguy cơ xảy ra dịch nhằm tránh hiện tượng kháng hóa chất và bảo vệ môi trường. Phun hóa chất chỉ diệt được muỗi trưởng thành và có tác dụng trong từ 3-5 ngày.

7. Các loại thuốc phun diệt muỗi và côn trùng có gây hại cho người không?
Các loại thuốc diệt muỗi và côn trùng đang sử dụng tại Việt Nam đều đã qua các cuộc thử nghiệm nghiêm ngặt bởi Tổ chức Y tế thế giới và được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp phép lưu hành.

8. Người dân cần lưu ý trước khi phun hóa chất trong nhà?
Cần che đậy, thu dọn thực phẩm, nước uống. Đóng cửa sổ khi phun trong nhà. Ra khỏi nhà khi phun thuốc, tránh tiếp xúc trực tiếp hóa chất. Người trong gia đình chỉ vào nhà sau 60 phút kể từ khi phun hóa chất.

9. Trước và sau khi phun thuốc, có cần dọn dẹp gì không?
Cần cất đồ ăn, đồ uống vào tủ, dọn dẹp và che phủ các vật dụng khác như giường chiếu, bàn ghế, đồ dùng sinh hoạt...trước khi phun. Sau khi phun xong, nên lau lại mặt sàn giáp chân tường và rửa lại các vật dụng cần thiết trong gia đình.

 

BS Trần Thị Minh Nguyệt, chuyên khoa cấp II Nhi
Phongkhamnhidong.com

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU