T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
CƠN KHÓC DO ĐAU CO THẮT Ở TRẺ (COLIC)
Ngày đăng 10-04-2020 394
CƠN KHÓC DO ĐAU CO THẮT Ở TRẺ (COLIC)

Mẹ hớt hải bế bé sơ sinh đang khóc oằn oại trên tay, mẹ cũng đang khóc với vẻ mặt lo lắng hoảng sợ, do con mình khóc kéo dài hàng tiếng đồng hồ mà vẫn không thể nào dỗ bé nín được. Một tình huống rất hay gặp tại Phòng Khám Nhi Đồng Minh Nguyệt. Chuyện gì đang xảy ra với bé vậy? Trấn an mẹ hãy bình tĩnh, BS khám bệnh toàn diện cho bé đồng thời siêu âm bụng ( để loại trừ một số nguyên nhân khác như lồng ruột...), Bác sĩ đã chẩn đoán bé bị Hội chứng Colic (Cơn khóc co thắt ở trẻ em). Vậy Colic là gì, cách xử trí ra sao? Mời các bà mẹ yêu quí cùng theo dõi phần sau đây nhé:

Có những em bé sơ sinh phải trải qua những tháng đầu đời với những cơn khóc dai dẳng kéo dài mà không giải thích được. Triệu chứng này thường gặp ở trẻ từ 2 tuần (1/2 tháng tuổi) đến 16 tuần tuổi (4 tháng tuổi), cơn khóc thường kéo dài khoảng 3 giờ hoặc hơn và hay xảy ra vào chiều tối. Ngoài một số bệnh lý thực thể ở trẻ nhỏ cần được loại trừ thì colic là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Colic xảy ra ở 1/3 số trẻ, nó gây nên những cơn đau thắt, sau đó vài tuần triệu chứng tự khỏi mà không cần phải điều trị gì.

Colic thường bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 2 – 4 sau sinh và tăng dần đến 16 tuần tuổi. Sau đây là một số đặc điểm gợi ý trẻ bị cơn khóc Colic:
- Trẻ có thể co chân lên, ưỡn bụng, khóc đỏ mặt, tái quanh môi
- Trẻ khóc to dai dẳng, kéo dài, có thể 2-3 giờ hoặc lâu hơn và tự hết, thường xảy ra đột ngột và vào lúc choạng voạng tối

Nguyên nhân:
Nguyên nhân vẫn chưa rõ. Một số giả thuyết đưa ra để giải thích nguyên nhân bao gồm:
- Chế độ ăn của mẹ: một số thức ăn mẹ ăn vào có thể gây dị ứng cho trẻ bú mẹ, thường gặp ở các loại thực phẩm như bắp cải, súp lơ, sô cô la, hành, sữa bò...
- Một số chất như nicotin, cafein mà mẹ sử dụng cũng có thể gây đau bụng co thắt cho trẻ bú mẹ.
- Trẻ em cũng có thể dị ứng với protein của bò trong sữa bò Dị ứng với đạm sữa bò có thể gây ra phân lỏng hoặc máu trong phân. Các triệu chứng của dị ứng đạm sữa bò bao gồm : chàm (các bà thường gọi là chàm sữa), khò khè, tiêu chảy, tiêu phân có máu…
- Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.
- Trẻ chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ trong những tháng đầu đời.

Chẩn đoán colic:
Cha mẹ không nên tự chẩn đoán khi trẻ quấy khóc mà nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được thăm khám để kiểm tra các bệnh lý gây đau bụng hoặc khó chịu ở trẻ nhỏ. Chẩn đoán colic chỉ nghĩ đến khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.

Cách xử trí:
- Xoa dịu trẻ bất cứ khi nào trẻ khóc: Vỗ về nhẹ nhàng, giọng nói êm ái là cách tốt nhất để giúp trẻ đi vào giấc ngủ. Đung đưa trẻ từ từ trong một chiếc nôi hoặc võng.
- Đưa trẻ ra ngoài trời để trẻ hít thở bầu không khí thoáng mát
- Hoặc quấn trẻ trong một chiếc khăn cho ấm áp cũng là phương pháp hữu ích để làm dịu cơn khóc của trẻ. Một số trẻ khóc nhiều hơn ngay sau khi quấn khăn, nhưng sau đó trẻ thường thư giãn, đi vào giấc ngủ khi bạn kết hợp với những cách làm dịu khác như tiếng nhạc êm dịu, tiếng ru nho nhỏ êm dịu...

Nguồn tham khảo: Tudu.com.vn, Hội Chu sinh và Sơ sinh

BS Trần Thị Minh Nguyệt, chuyên khoa cấp II Nhi
Phongkhamnhidong.com

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU