T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
Bé bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, phải làm sao đây???
Ngày đăng 03-02-2021 256
Bé bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, phải làm sao đây???

Phụ huynh hỏi: Phụ huynh Thắm hỏi: Con em 20 tháng, bé hay bị rối loạn tiêu hoá, đi cầu phân lúc lỏng lúc sệt, uống men tiêu hoá khoảng 2 ngày thì đỡ nhưng 1-2 ngày sau lại bị rối loạn tiêu hoá. Tình trạng bé kéo dài 3 tuần nay. Bé chậm lên cân, em phải làm sao cho bé khỏi bệnh ạ?

Bác sĩ trả lời: Chào em, theo em mô tả thì tôi hiểu bé của em đang bị rối loạn tiêu hoá kéo dài do bé bị hội chứng kém hấp thu, dẫn đến bé chậm lên cân. Em nên cho bé đến khám tại Phòng khám chuyên khoa Nhi, tại đây Bs sẽ làm thêm cho bé một số cận lâm sàng như sau: Siêu âm bụng tổng quát, xét nghiệm công thức máu coi bé có bị thiếu máu hay không và thiếu máu ở mức độ nào, xét nghiệm vi chất coi bé có bị thiếu chất kẽm, sắt, canci...hay không, do hậu quả của tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài. Thời gian uống men vi sinh điều trị rối loạn tiêu hoá kéo dài là khoảng từ 4 tuần thì mới có hiệu quả cao.

Hiện tại, đối với bé 20 tháng tuổi, chế độ ăn khi bé bị rối loạn tiêu hoá như sau:
- Em nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, khoảng 4-5 bữa, ăn cháo, mỗi bữa chứa đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, đam, béo, rau củ quả)
- Cho bé uống mỗi ngày 1 hộp sữa chua
- Cho bé uống thêm thuốc viatamin D3, canci, vitamin A, uống men vi sinh như: Enterogermia, Bioacemin gold..., uống thêm men tiêu hoá như: Neopeptin...
- Không nên cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua bên ngoài vì gọi là cháo dinh dưỡng nhưng thực ra phần lớn lại là kém dinh dưỡng, do trong cháo mua không có đủ 4 thành phần dinh dưỡng như: không đủ lượng đạm (thịt tươi ngon, cá tươi ngon, trứng..), không đủ lượng dầu ăn trong mỗi tô cháo cũng như không đủ lượng rau củ cho bé, đôi khi còn nêm nếm mặn sẽ không tốt cho thận niệu của bé (nguyên tắc là cháo của bé không được nêm bột ngọt, bột nêm và phải ăn hơi lạt)
Tóm lại: em nên cho bé đến khám tại các Pk chuyên khoa Nhi.
Chào em.

BS Trần Thị Minh Nguyệt, chuyên khoa cấp II Nhi
Phongkhamnhidong.com

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU