T2 | 17:00 - 20:30 |
T3 | 17:00 - 20:30 |
T4 | 17:00 - 20:30 |
T5 | 17:00 - 20:30 |
T6 | 17:00 - 20:30 |
T7 | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
CN | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
Bạn đọc Trần Lan, ngụ ở Tp HCM hỏi: Chào bs, con em 4 tuổi, bé bị nháy mắt liên tục thì có làm sao không ạ? Em phải cho bé đi khám ở đâu ạ?
Bác sĩ trả lời: Chào bạn, Có nhiều nguyên nhân khiến cho bé có biểu hiện nháy mắt liên tục như:
- Bé bị mắc các tật phúc xạ về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị.
- Bé bị mắc bệnh về giác mạc mắt như: viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc...
- Bé coi điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc coi tivi quá lâu, không để cho mắt nghỉ ngơi, dẫn đến bé bị khô giác mạc và bé sẽ nháy mắt liên hồi.
- Bé bị bệnh tăng động như bệnh TIC (Hội chứng TIC: Hội chứng rối loạn vận động hoặc rối loạn phát âm không chủ đích), khi bé mắc phải hội chứng này thì ngoài biểu hiện nháy mắt liên hồi, bé còn có các biệu hiện khác như: giật cơ mặt, khịt mũi, nhún vai, lắc đầu vô thức, các động tác này lặp đi lặp lại và tay chân bé ngọ ngoạy cử động liên tục khiến bé không chịu ngồi yên.
Chính vì vậy, khi bé của bạn bị nháy mắt liên tục, bạn cần cho bé đến khám bs chuyên khoa mắt để kiểm tra thị lực cho bé, đồng thời cho bé đi khám bs chuyên khoa nhi để khám tâm lý của bé nhằm phát hiện kịp thời rối loạn tâm lý bé (có thể bé bị hội chứng TIC).
Và để phòng ngừa chứng nháy mắt liên tục của bé, bạn cần:
- Không cho bé coi với thời gian quá nhiều các điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi
- Nếu khám mắt phát hiện ra bé bị tật khúc xạ như bị cận thị, loạn thị.. thì bạn nên cho bé đeo kính liên tục theo chỉ định của thầy thuốc và đo thị lực cho bé định kỳ mỗi 6 tháng.
Chào bạn.