T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
KHỞI ĐỘNG NÀO! HÃY CHO TRẺ ĐI CHÍCH VAC XIN NGỪA CÁC BỆNH TRONG THỜI ĐIỂM THỜI TIẾT CHUYỂN ĐÔNG XUÂN.
Ngày đăng 29-10-2021 153
KHỞI ĐỘNG NÀO! HÃY CHO TRẺ ĐI CHÍCH VAC XIN NGỪA CÁC BỆNH TRONG THỜI ĐIỂM THỜI TIẾT CHUYỂN ĐÔNG XUÂN.

Tại Bình Dương, dịch Covid-19 đã qua đỉnh và đang trên đà giảm mạnh, tránh trẻ bị bệnh chồng bệnh, dịch chồng dịch, hãy khởi động chích ngừa các bệnh khác cho trẻ đi nào, các bậc phụ huynh iu quý!
"Trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 rất cần ‘hệ miễn dịch dị hợp (heterologous immunity)’ hay gọi là miễn dịch chéo không đặc hiệu từ các vaccine khác hỗ trợ để tăng cường miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tránh mắc nhiều bệnh cùng lúc, hoặc hạn chế việc phải đến bệnh viện do mắc bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, dẫn đến nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh Covid-19 tại bệnh viện". Theo vnexpress.net.
Hiện Việt Nam có khoảng hơn 40 loại vắc xin phòng hơn 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. phụ huynh cần cho trẻ tiêm ngừa các vaccine phòng nhiều bệnh trong thời điểm giao mùa thu đông này, gồm: vắc xin Cúm, Phế cầu, Sởi - Quai bị - Rubella, Hạch hầu - Ho gà - Uốn ván, Thủy đậu, viêm gan A, viêm gan B, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, Thương hàn, ung thư cổ tử cung và các bệnh do virus HPV...
Trước khi Covid-19 bùng phát, nhiều bệnh truyền nhiễm cũng đã từng gây đại dịch toàn cầu và nay đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhưng bị nhiều người bỏ qua, lãng quên hoặc thậm chí từ chối. "Trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 rất cần ‘hệ miễn dịch dị hợp (heterologous immunity)’ hay gọi là miễn dịch chéo không đặc hiệu từ các vaccine khác hỗ trợ để tăng cường miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tránh mắc nhiều bệnh cùng lúc, hoặc hạn chế việc phải đến bệnh viện do mắc bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, dẫn đến nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh Covid-19 tại bệnh viện.
Đặc biệt, thời tiết đang bước vào giao mùa thu đông, là thời điểm trẻ em rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn, virus trong môi trường phát triển mạnh. Khi mắc các bệnh này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ dễ có diễn tiến nặng, biến chứng nguy hiểm hơn người lớn. Theo thống kê của Bộ Y tế trong nửa đầu năm nay, bệnh viêm màng não, sởi, dại, tay chân miệng... gia tăng mạnh. So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc viêm màng não mô cầu tăng 200%, ca mắc tay chân miệng tăng 4,3 lần, trong đó có 4 trường hợp tử vong. Tính đến tháng 9, Việt Nam ghi nhận 49.113 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 trường hợp tử vong.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chủ động xây dựng cho trẻ chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất...Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau xanh, củ quả, trái cây... vì trong các thực phẩm này có chứa rất nhiều vitamin C, E góp phần tăng đề kháng. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm cho trẻ các thực phẩm chứa nhiều kẽm hay các khoáng chất, đảm bảo trẻ uống đủ nước.
Cùng với dinh dưỡng cân bằng, vận động thường xuyên là một trong những "chìa khóa vàng" tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh. Sau nhiều tháng giãn cách, bị hạn chế ra ngoài, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động và chơi các môn thể thao phù hợp để nâng cao thể trạng.
Lược trích nguồn : vnespress.net

BS Trần Thị Minh Nguyệt, chuyên khoa cấp II Nhi
Phongkhamnhidong.com

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU