T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
Nguy cơ trẻ béo phì sau giãn cách
Ngày đăng 02-11-2021 147
Nguy cơ trẻ béo phì sau giãn cách

Thiếu vận động, ăn thừa tinh bột, thực phẩm và đồ uống ngọt… trong các tháng giãn cách khiến nhiều trẻ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì.

Theo báo cáo của các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ - JAMA vào tháng 8/2021, tỷ lệ trẻ 5-11 tuổi thừa cân, béo phì tăng từ 36,2% lên 45,7% sau đại dịch.

Nguyên nhân khiến trẻ thừa cân, béo phì

 Tình trạng trẻ bị tăng cân sau thời gian dài giãn cách là vì nhiều phụ huynh lo lắng con mình không đủ sức khỏe để phòng chống dịch bệnh, do đó, có xu hướng bồi bổ quá mức cho con.

Ngoài ra, chế độ ăn thiếu chất xơ nhưng lại quá nhiều tinh bột, đường, chất béo và các chất bổ dưỡng khác, đồng thời thiếu vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà khiến cân nặng của nhiều trẻ tăng lên. 

Cách nhận biết trẻ bị thừa cân béo phì căn cứ vào bảng chuẩn tăng trưởng chiều cao - cân nặng của WHO như sau:Cách nhận biết trẻ thừa cân, béo phì

- Đối với trẻ từ 60 tháng tuổi đến 19 tuổi: sử dụng BMI theo tuổi với công thức tính là BMI = cân nặng/(chiều cao x chiều cao). Cụ thể, khi đối chiếu với với bảng chỉ số BMI trẻ 5-19 tuổi, nếu BMI = -1SD đến +1SD là bình thường; BMI = +1SD đến +2SD là thừa cân; BMI = >+2SD là béo phì.

- Đối với trẻ dưới 60 tháng tuổi: dùng chỉ số zcore đánh giá cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao. Chiều dài được tính đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi và chiều cao đối với trẻ từ 24 tháng trở lên. Cụ thể, khi đối chiếu với bảng cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi, nếu zcore = -1SD đến + 2SD là bình thường; zcore = +2SD đến + 3SD là thừa cân; zcore = >+3SD là béo phì.

 Thừa cân béo phì được định nghĩa là sự vượt ngưỡng về cân nặng theo chuẩn so với chiều cao. Đây là tình trạng tích tụ mỡ một cách quá mức và bất thường dưới dạng cục bộ hoặc toàn thân và có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Thừa cân, béo phì ở trẻ em có thể gây ra một số bệnh như: rối loạn chuyển hóa gây bệnh đái tháo đường (tiểu đường), tăng huyết áp...; nguy cơ dậy thì sớm kéo theo khả năng phát triển chiều cao bị hạn chế; bị béo phì khi trưởng thành và đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, mỡ máu, chứng ngừng thở khi ngủ...

 Thừa cân béo phì ở trẻ còn khiến trẻ đối diện với nguy hiểm trong đại dịch nếu bị nhiễm bệnh. Thừa cân béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ tiến triển nhanh, nặng các triệu chứng Covid-19 (với biến thể Delta) buộc trẻ phải nhập viện điều trị.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng để tránh trẻ bị thiếu chất. Mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (chất bột đường, chất béo tốt, chất đạm, vitamin và khoáng chất) và đa dạng các thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe. Trong đó, trẻ cần được bổ sung các loại trái cây tươi, rau xanh, sữa, trứng, thịt, cá, hải sản... để tăng cường cung cấp vitamin (vitamin C, D), khoáng chất (sắt, kẽm, đồng, selen, magie...), chất xơ cho cơ thể. Để giảm cân và kiểm soát cân nặng hợp lý, trẻ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Các phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau giúp con vừa giảm cân vừa đảm bảo sức khỏe, hấp thu đủ các dưỡng chất để phát triển chiều cao, thể trạng nói chung.

Bố mẹ hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm giàu đạm, chất bột đường vượt quá nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng; các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đường, chất tạo ngọt; ăn bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt có ga...

Tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa (nhất là bữa sáng và bữa trưa), hạn chế cho trẻ ăn sau 20h. Khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ cần ghi nhớ công thức: ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa, giảm ăn vào buổi tối. Phụ huynh nhắc nhở trẻ nên ăn trong vòng 30 phút, ngồi vào bàn ăn nên tập trung ăn, không xem tivi, điện thoại hay chơi ipad.

Nếu tình trạng thừa cân béo phì của trẻ không cải thiện, phụ huynh không nên cho trẻ ăn uống thỏa thích, thay vào đó đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống. Điều này giúp trẻ giảm cân nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho sự phát triển thể chất, học tập và vui chơi vận động.Phụ huynh nên khuyến khích trẻ vận động thể chất, chơi các môn thể thao nhẹ trong nhà hoặc ngoài trời. Trẻ nên tập tối thiểu 30-60 phút mỗi ngày các môn như chạy bộ, leo cầu thang, bơi lội, bóng đá... Việc tập luyện, vận động giúp trẻ giảm nguy cơ thừa cân béo phì, tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh.

 

Nguồn: Vnexpress.net

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU