T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
Cách theo dõi sau tiêm vaccine trẻ 12-17 tuổi
Ngày đăng 07-12-2021 187
Cách theo dõi sau tiêm vaccine trẻ 12-17 tuổi

Trẻ cần được theo dõi các triệu chứng ở miệng, da, họng hoặc bất thường về thần kinh, tiêu hóa, tim mạch, liên hệ y tế xử trí kịp thời.

Bộ Y tế ngày 6/12 hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Theo đó, trẻ cần được theo dõi 28 ngày sau tiêm, nhất 7 ngày đầu.

Liên hệ cấp cứu hoặc trạm y tế lưu động nếu trẻ có các triệu chứng sau: Tê quanh môi hoặc lưỡi; da có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da, chảy máu, xuất huyết dưới da; ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.

Về thần kinh, trẻ bị đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; tim mạch có đau tức ngực, hồi hộp, đánh trống ngực kéo dài, ngất. Về đường tiêu hóa, trẻ nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc đường hô hấp khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.

Dấu hiệu toàn thân là choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường hay đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn. Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ mà không đáp ứng thuốc hạ sốt cần liên hệ y tế.

Trẻ luôn phải có người hỗ trợ 24/24, ít nhất sau ba ngày sau tiêm. Không uống rượu bia, chất kích thích, nhất là sau 3 ngày đầu. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Nếu sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, tiếp tục theo dõi, sưng to nhanh thì đi khám ngay. Không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Thường xuyên đo thân nhiệt, sốt dưới 38,5 độ C thì cởi bớt hoặc nới lỏng quần áo, chườm hoặc lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Trường hợp sốt từ 38, 5 độ trở lên thì dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng hai tiếng tiếng phải thông báo ngay cho nhân viên y tế

Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, khuyến cáo người thân nên tham gia buổi tiêm vaccine Covid-19 cùng trẻ và theo dõi sát sao sức khỏe con tại nhà. Theo ông, gia đình còn đóng vai trò "sống còn" khi trẻ theo dõi tại nhà sau tiêm, bởi đa phần trẻ hiếu động và đôi khi không biết bày tỏ sự khó chịu, bất thường của cơ thể. Đến khi thực sự không chịu đựng được, trẻ mới thông báo và đến cơ sở y tế thì đã chậm trễ.

Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em, sử dụng vaccine Pfizer. Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, tổng số liều vaccine đã tiêm cho nhóm trẻ này là 5.299.850, trong đó 4.363.586 mũi một (47,8%) và 936.264 mũi hai (10,3% dân số 12-17 tuổi).

Miền Nam và miền Bắc là hai khu vực tiêm cho trẻ nhiều nhất, với 2,49 triệu mũi một (miền Nam), 1,45 triệu mũi một (miền Bắc). Miền Trung mới tiêm được hơn 400.000 liều, trong khi khu vực Tây nguyên chưa tiêm cho trẻ.

Bộ Y tế ghi nhận khoảng 0,3% trẻ bị phản ứng thông thường sau tiêm. Các phản ứng thông thường này là sốt, đau vết tiêm, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi... Ba trẻ tử vong sau tiêm, được xác định là phản ứng phản vệ độ 4 (cơ thể phản ứng quá mức với vaccine Covid-19).

Nguồn: vnexpress.net

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU