T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HOÁ TRẺ EM GIA TĂNG DỊP TẾT
Ngày đăng 14-02-2022 178
BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HOÁ TRẺ EM GIA TĂNG DỊP TẾT

Phòng khám Nhi Đồng Minh Nguyệt đang gặp tình trạng các bậc phụ huynh cho bé đến khám chủ yếu về các bệnh đường tiêu hoá như: Rối loạn tiêu hoá, Ngộ độc thực phẩm, Tiêu chảy cấp do virus, hội chứng lỵ do vi khuẩn... Sau đây là các bệnh thường gặp trong dịp Tết và các giải pháp phòng ngừa bệnh.

1. RỐI LOẠN TIÊU HOÁ

Là triệu chứng BS rất thường gặp hàng năm vào dịp Tết.

TRIỆU CHỨNG:

Bé có biểu hiện đau quặn bụng từng cơn hoặc đau âm ỉ quanh rốn

Đa số nguyên nhân gây tiêu chảy là do bé ăn thức ăn để lâu trong tủ lạnh gia đình nên có thể thức ăn đã hư hỏng nhưng ba mẹ và bé không biết. Hoặc cả nhà ăn nhà hàng, đôi khi thực phẩm để chế biến thức ăn là thực phẩm cũ của nhà hàng đã có từ trước và trong Tết nên không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, nguyên nhân khác như: bé đi du lịch cùng gia đình nên vấn đề nước uống, sữa uống và vệ sinh cá nhân của bé không tốt do cả nhà lơ là bé trong những ngày vui xuân...

Dịp Tết cũng còn là dịp để ba mẹ cho bé ăn " xả láng" bánh kẹo, mứt, nước ngọt, đồ chiên nhiều dầu mỡ... cũng khiến bé dễ bị đầy bụng khó tiêu.

GIẢI PHÁP:

- Tránh xa các nguyên nhân BS vừa kể trên.

- Nấu bột, cháo, cơm, canh... cho bé ăn như ngày thường, chú ý chọn thực phẩm tươi để chế biến. Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ nguội như: giò chả, bánh chưng bánh tét...

- Khi cho bé đi chơi xa, mẹ nên chuẩn bị chu đáo cho bé: nước uống, bình sữa, sữa, thức ăn dặm như: bột...

- Hiện giờ đã là Mùng 9 Tết, ba mẹ nên nhanh chóng vệ sinh tủ lạnh, loại bỏ thực phẩm, đồ ăn và nước uống để quá hạn dùng trong tủ lạnh, tránh trường hợp bé vô tình ăn uống các thức ăn nước uống này thì sẽ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá.

2. TIÊU CHẢY CẤP

Là nguyên nhân hay gặp trước, trong và sau mỗi dịp Tết, do bé ăn thức ăn có mùi vị thiu do được chế biến từ các thực phẩm không còn đảm bảo chất lượng. Một nguyên nhân nữa là bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus và do một số loại virus khác đang gia tăng do thời tiết vào mùa đông xuân.

TRIỆU CHỨNG:

Sốt, tiêu phân lỏng nhiều lần, phân toé nước, màu xanh hoặc phân có máu màu đỏ, phân có nhớt màu xanh... Bé đau bụng quanh rốn.

GIẢI PHÁP:

- Ăn chín uống sội

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

- Lựa chọn thực phẩm tươi để chế biến thức ăn cho bé

ĐẶC BIỆT LƯU Ý: Khi bé có biểu hiện sốt cao, hoặc nôn ói nhiều, hoặc đau bụng quặn từng cơn, hoặc tiêu phân lỏng nhiều lần, tiêu phân có nhầy máu, bé uống nước háo hức do bé bị mất nước, bé quấy khóc không chịu vui chơi... thì các bậc phụ huynh cần cho bé đến các Phòng khám chuyên khoa Nhi để được điều trị kịp thời.

 

 

 

 

 

 

 

BS Trần Thị Minh Nguyệt, chuyên khoa cấp II Nhi
Phongkhamnhidong.com

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU