T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
GIẤC NGỦ Ở TRẺ SƠ SINH
Ngày đăng 02-09-2013 2289
GIẤC NGỦ Ở TRẺ SƠ SINH

Đối với trẻ sơ sinh một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt trong những tháng đầu đời đó là giấc ngủ, theo đúng như lời dạy của ông bà xưa “ngủ ngoan chóng lớn”. Trên thực tế, còn khá nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu rõ về giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh, nhất là thời gian cần thiết trong ngày mà trẻ sơ sinh cần ngủ cũng như những yếu tố thuận lợi giúp trẻ sơ sinh có một giấc ngủ thật ngon nhằm đảm bảo sức khỏe sau khi trẻ chào đời. Đây là bài viết đầu tiên trong loạt bài "Giấc Ngủ ở Trẻ Sơ Sinh", mời quý phụ huynh đón theo dõi cùng Phòng Khám Nhi Đồng, tích lũy thêm kinh nghiệm chăm sóc bé yêu của mình nhé.
 

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong ngày

Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều cả ngày lẫn đêm, chỉ thức giấc khi trẻ đòi bú. Quả là khó khăn cho những bậc cha mẹ mới, để biết con mình cần ngủ bao lâu và ngủ thường xuyên ra sao. Trên thực tế, không có thời gian biểu nào áp dụng cố định cho tất cả trẻ sơ sinh trong việc qui định trẻ cần ngủ bao nhiêu giờ vào ban ngày hoặc ban đêm, tuy nhiên có một số khoảng ước lệ như sau sẽ giúp phụ huynh có thể kiểm soát giấc ngủ của trẻ.

      - Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Đa số trẻ không ngủ liên tục mà có những khoảng thời gian trẻ thức giấc khi trẻ thấy đói bụng cần được mẹ cho bú.

      - Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và cần phải thức giấc mỗi vài giờ một lần để bú. Trong đa số trường hợp, trẻ sẽ thức và sẵn sàng bú mỗi 3-4 giờ/lần. Mẹ không cần phải đánh thức trẻ để cho bú trừ khi có lời khuyên từ bác sĩ. Tuy nhiên, không nên để trẻ ngủ lâu hơn 5 giờ/lần trong 5 – 6 tuần đầu khi trẻ mới chào đời. Vài trẻ sinh non cần bú thường xuyên hơn và phải được đánh thức để bú nhiều hơn nhằm giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng với những trẻ sinh bình thường.

      - Người mẹ hãy quan sát những đổi thay trong cách ngủ của trẻ. Nếu trẻ ngủ ngon đều đặn rồi đột ngột thức giấc trong một vài lần nào đó trong ngày, hãy coi chừng trẻ có thể đang gặp những vấn đề về sức khỏe như trẻ bị nhiễm trùng tai, sốt do nhiễm siêu vi, trẻ bị đầy hơi chướng bụng hoặc ngứa ngáy khó chịu vì tã lót bị ướt…Vài sự xáo trộn giấc ngủ đơn giản có thể là do những đổi thay trong quá trình trẻ phát triển hoặc do sự kích động quá mức.

      - Đừng bao giờ đặt trẻ lên giường với chai sữa ngậm trong miệng. Đây là một việc làm nguy hiểm vì có thể dẫn tới sự nhiễm trùng tai và biến chứng trẻ bị nghẹt thở do hít sặc vào đường hô hấp.

      - Một số những dấu hiệu gợi ý trẻ sơ sinh đã sẵn sàng cho giấc ngủ như: trẻ dụi mắt liên tục, trẻ ngáp dài, quay đầu chỗ khác không chịu bú nữa hoặc một số trẻ quấy khóc ầm ĩ.

Những yếu tố thuận lợi giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn

- Hầu hết các chuyên gia sơ sinh đề nghị là nên ru cho trẻ ngủ trong vòng tay của người mẹ rồi từ từ đặt trẻ vào giường (hoặc nôi của trẻ) trong lúc trẻ vẫn thức. Bằng cách này trẻ sẽ học được cách tự ngủ và giữ mối gắn bó yêu thương với cha mẹ.

- Việc phụ huynh cho trẻ nghe nhạc êm dịu trong lúc trẻ sắp ngủ cũng là ý tưởng hay để tạo ra thói quen giúp trẻ dễ ngủ và giúp phát triển dần các giác quan cần thiết ở trẻ.

- Nếu bạn cho trẻ ngủ trong giường riêng của trẻ, nên cho trẻ ngủ nằm ngửa, tránh những bề mặt

Nguon: www.nhidong.org.vn

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU