T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
“Mùa” bệnh đau mắt đỏ
Ngày đăng 29-10-2013 991
“Mùa” bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc - giác mạc chủ yếu là do vi rút gây ra.

   Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ đang bùng phát trong cộng đồng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan, trẻ em, người lớn, thậm chí cả gia đình, tập thể nơi làm việc đều bị nhiễm bệnh.

   Thời điểm giao mùa, không khí ô nhiểm, hệ thống miễn dịch suy giảm, yếu tố nguy cơ (dịch bệnh, vệ sinh, nguồn nước) là môi trường để bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan.

   Triệu chứng bệnh rất dễ nhận biết: mắt đỏ và có ghèn gây khó chịu, mắt “tèm nhèm” hay đau rát, xốn, nóng, ngứa, hay nặng mi, sợ ánh sáng, sưng mắt, chảy nước mắt, thậm chí có thể gây mệt mỏi, sốt nhẹ, ho, xuất hiện hạch ở tai; thường xảy ra ở một bên mắt, và ngày hôm sau lan sang mắt bên kia, cũng có thể đồng thời bị nhiễm cả hai mắt.

   Thông thường thị lực bệnh nhân không bị suy giảm, vẫn nhìn thấy bình thường, bệnh sẽ tự thuyên giảm và khỏi khoảng sau một tuần. Tuy nhiên, nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

   Nguyên tắc điều trị bệnh đau mắt đỏ:

      - Giữ vệ sinh mắt, giữ vê sinh chung, cách ly bệnh nhân.

      - Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo phải nhỏ cả hai mắt do mắt thứ hai thường bị bệnh khoảng sau 48 giờ, có tác dụng rửa mắt, xoa dịu những khó chịu trên mắt.

      - Dùng kháng sinh: trong trường hợp điều trị triệu chứng phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa mắt để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra hay làm bệnh nặng hơn. Kháng sinh sử dụng chủ yếu là dùng kháng sinh tại chổ loại nhỏ mắt hoặc tra mắt (như Neomycine, Gentamycine,Tobramycine…).

      - Trường hợp có di chứng: điều trị phẫu thuật nhưng rất ít xảy ra.

   Bệnh đau mắt đỏ có thể lây do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút. Nên cẩn thận những nơi công cộng như bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, phương tiện giao thông như xe buýt… là những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.

   Để hạn chế lây lan bệnh đau mắt đỏ nên lưu ý: giữ vệ sinh chung, rửa tay sạch khi tiếp xúc với môi trường có thể lây bệnh, không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người đau mắt đỏ như khăn mặt, gối nằm…Tránh dụi mắt bằng tay, không sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi. Uống nước, dùng thức ăn đồ uống mát, giải nhiệt cơ thể sẽ giúp cho bệnh mau hồi phục.

 

Nguồn: www.benhviennhi.org.vn

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU