T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
Những điều cần biết về bệnh Não mô cầu
Ngày đăng 08-12-2013 907
Những điều cần biết về bệnh Não mô cầu

Bệnh có theo chu kỳ?

Vi khuẩn não mô cầu có tên gọi là  Nesseria meningitides , là một cầu trùng gram âm. Có 13 nhóm huyết thanh , tuy nhiên các nhóm thường gây bệnh là nhóm A, B, C, Y. Nhóm A thường gây thành dịch lớn, theo chu kỳ khoàng 2-30 năm, các nhóm khác thường gây dịch riêng lẻ. Bệnh thường có khuynh hướng xảy ra vào mùa lạnh

Trẻ trong độ tuổi nào có lây nhiễm?

Tuổi dễ mắc bệnh nhất  là trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi, hoặc thanh thiếu niên từ 14-20 tuổi, tỷ lệ thấp ở người trên 20 > 20 tuổi, không có sự khác biệt về giới tính.

Biểu hiện của bệnh?

Bệnh não mô cầu có thể xảy ra nối tiếp nhau theo trình tự: viêm họng, nhiễm trùng huyết, viêm màng nảo hoặc chỉ có nhiễm trùng huyết.

Nhiễm trùng huyết do não mô cầu có thể biểu hiện rầm rộ với hai thể: cấp và tối cấp

Khởi bệnh thường đột ngột : Sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau cơ-khớp, thở nhanh…

Nếu là thể tối cấp thì diễn tiến rất cấp tính, trong vòng 1-2 ngày đầu tiên của bệnh, trẻ có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng suy tuần hoàn, phù phổi cấp và tử vong trong vòng vài giờ.

Ngoài ra, hình ảnh điển hình của bệnh là xuất hiện các tử ban (khoảng 75% các trường hợp), thời gian xuất hiện tử ban là trong vòng 1-2 ngày sau sốt, màu tử ban đỏ hay tím sẫm, bề mặt bằng phẳng, có hoại tử trung tâm, kích thước từ 1-2mm đến vài cm, tử ban có thể lan rộng như hình bản đồ.

Bên cạnh triệu chứng nhiễm trùng huyết, người bệnh có thể có biểu hiện viêm màng não do não mô cầu như: mê sảng, đau đầu, nôn ói, sợ ánh sáng, co giật toàn thân

Bệnh nguy hiểm và khả năng lây nhiễm như thế nào?

Bệnh nguy hiểm chính là các biến chứng của bệnh như nhiễm trùng huyết thể tối cấp do não mô cầu hay viêm màng não. Tỷ lệ tử vong khoảng 50% nếu không được điều trị kịp thời, nếu điều trị sớm, tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%, một số trường hợp qua khỏi  nhưng vẫn để lại di chứng như: liệt nửa người, động kinh…

Não mô cầu cư trú tại vùng mũi họng của người và lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, hay lây gián tiếp qua trung gian các vật dụng có dính dịch tiết của người bệnh. Bệnh có thể lây lan thành dịch tại những khu vực đông người như ký túc xá, khu tập thể, nhà trẻ...Hồ bơi công cộng cũng là nơi được ghi nhận lây lan.

Cách phòng chống hợp bệnh não mô cầu?

Vi khuẩn não mô cầu khu trú và phát triển tại vùng mũi họng người, khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Cách phòng bệnh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc qua đường hô hấp bằng cáh tránh các nơi tụ tập đông người, lấy khăn che mặt khi ho, hắt hơi, đeo khẩu trang,rửa tay thường xuyên. Trong thời điểm hiện nay mỗi người nên súc miệng nước muối ngày 3-5 lần

Hiện nước ta đang có vaccin phòng bệnh viêm não mô cầu (Vắc xin có thể phòng bệnh cho nhiều thể huyết thanh của vi trùng như:A,C,Y, W135 nhưng hiện nay chưa có vắc xin cho thể huyết thanh B). vaccine này dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, có tác dụng bảo vệ trong vòng 3 năm và hiệu quả bảo vệ lên đến 90%

Xử trí trong trường hợp có trẻ trong nhà bị bệnh não mô cầu?

Khi trẻ bị bệnh cần đưa trẻ đến bệnh viện và trẻ sẽ được điều trị tại phòng cách ly riêng

Khả năng lây lan sẽ xảy ra trong vòng 1 tuần đầu sau khi trẻ khởi bệnh

Người chăm sóc trẻ sẽ được uống kháng sinh dự phòng theo chỉ định của thầy thuốc.

                            

 

BS Trần Thị Minh Nguyệt, chuyên khoa cấp II Nhi
Phongkhamnhidong.com

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU