T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
Thời điểm chuyển mùa-Cẩn thận bệnh ho đàm ở trẻ
Ngày đăng 01-10-2014 1062
Thời điểm chuyển mùa-Cẩn thận bệnh ho đàm ở trẻ

Sài Gòn đang vào giai đoạn chuyển mùa, cũng là thời điểm các bé thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, bệnh ho đàm và đàm đặc khiến bé vẫn còn ho kéo dài dai dẳng cũng thường xảy ra ở trẻ trong những mùa này nhưng nếu bố mẹ không trang bị đầy đủ kiến thức về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh lý ho đàm ở trẻ sẽ gây ra những hậu quả không tốt về lâu dài. Phòng khám Nhi đồng Minh Nguyệt sẽ cung cấp cho quý phụ huynh các nguyên nhân ho đàm và cách phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ.

Nguyên nhân ho có đàm xảy ra với 3 nguyên nhân chính sau:

+ Cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. 
+ Viêm đường hô hấp 
+ Dị ứng theo mùa từ cuối tháng mười hai đến cuối những tháng mùa hè hay khi chuyển mùa


Để có thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý ho mà bé đang gặp phải, mẹ hãy đưa bé đến các khám bác sỹ để nhận ra bệnh chính xác nhất, sau đó hãy áp dụng các chế độ phòng ngừa bệnh cho bé. 
Với việc nhận biết được rõ ràng các nguyên nhân, các mẹ có thể đưa ra được những cách phòng ngừa hữu hiệu khi thời tiết bắt đầu vào thời điểm chuyển mùa.

Phòng bệnh 

Mặc quần áo cho bé vừa phải không quá dầy khi thời tiết không lạnh, bé dễ ra mồ hôi; Lượng mồ hôi này không được thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.

Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Nếu tắm ngay sau khi bé ra nhiều mồ hôi thì trẻ dễ bị viêm họng hoặc mắc chứng cảm lạnh, do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.

Hạn chế cho bé dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh. Đây được coi là một trong những món ăn khoái khẩu của các bé. Các loại nước uống và đồ ăn lạnh nếu được dùng thường xuyên sẽ gây chứng viêm họng cho bé.

Giữ ấm cho bé, tránh nằm quạt và mát lạnh ngay đầu, tránh chuyển biến nhiệt độ thất thường, thường xuyên vệ sinh cho bé và môi trường sống.

 

Chăm sóc 

Các bậc phu huynh nên chú ý về việc giữ ấm cho trẻ lúc trẻ bị ho nhằm tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh để trẻ tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính.

Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng cho bé vào những ngày này cũng vô cùng quan trọng, mẹ lưu ý chế biến những thức uống đơn giản cho con, như nước ấm pha với vài muỗng mật ong mỗi sáng. 

Khi chăm sóc bé ho đàm khi thời tiết chuyển mùa, các mẹ cần chú ý:

Vệ sinh đường hô hấp (dùng khăn sạch lau mũi …) và dinh dưỡng trẻ thích hợp. Trong lúc trẻ đang bệnh thường khó ăn và dễ bị ói, gia đính nên cho thức ăn nhẹ, dễ tiêu và chia làm nhiều bữa trong ngày, nhưng vẫn phải đảm bảo năng lượng đủ. Trẻ bị bệnh kéo dài dễ gây suy dinh dưỡng. Trẻ dễ ói nên cho ăn cẩn thận vì có thể bị sặc gây viêm phổi hít và làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Cách cho bé ăn: Bé bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt; vì thế trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn. Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no thành ra dễ bị nôn trớ. 

Nằm điều hòa khiến tình trạng ho đờm của bé nặng hơn. Vì chế độ điều hòa lạnh thường khiến cho không khí bị khô, độ ẩm có khi chỉ còn 50%. Không khí lạnh và khô sẽ làm cho đường thở của bé bị khô và làm tăng thêm tình trạng viêm niêm mạc ở cổ họng. Điều này khiến đờm sinh ra nhiều hơn, trong khi những miếng đờm cũ trở nên khó tiêu và khó khạc ra, bệnh sẽ càng khó dứt.

Nếu muốn dùng điều hòa cho bé, bạn hãy duy trì nhiệt độ 27 độ C. Không nên để giường đối diện với hướng điều hòa mà chỉ nên đặt song song với hướng của luồng hơi đi ra. Nếu bé đang bị ho, bạn nhớ phủ một chiếc chăn bông mỏng lên vùng ngực trẻ.

Điều trị

Trong dân gian thường lưu truyền vài phương thuốc có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng ho đàm cho trẻ như: chanh và mật ong, lá húng chanh, cây xương sông, đường nâu + gừng + tỏi.

Tuy nhiên, những phương pháp kể trên từ dân gian thường có hiệu quả chậm, có nhiều món vị rất khó uống, tính tiện dụng thấp do nhiều khi không có sẵn nguyên liệu chế biến, tốn thời gian chế biến. 

Hiện nay ngành dược đã điều chế ra nhiều loại thuốc trợ ho tiện dụng, an toàn, hiệu quả cao, dễ uống, giúp long đàm, lại có vị cam dễ uống và được phân sẵn liều. Các mẹ có thể ưu tiên sử dụng phương pháp này để giúp bé trợ ho và dứt điểm cơn ho đàm lúc giao mùa.


 

Theo Webtretho

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU