T2 | 17:00 - 20:30 |
T3 | 17:00 - 20:30 |
T4 | 17:00 - 20:30 |
T5 | 17:00 - 20:30 |
T6 | 17:00 - 20:30 |
T7 | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
CN | (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30) |
Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.
Heo sau khi nặn được đem vào lò nung
Khách đến chọn mua heo
Đặt chân đến khu làng nghề này, ngay từ đầu cổng khu phố đã nghe phảng phất mùi sơn. Đi sâu vào làng, màu sắc rực rỡ của heo đất ập vào mắt. Nghề làm heo đất trước đây quy tụ thành từng khu vực riêng (gọi là xóm heo đất), nhưng những năm gần đây nhiều gia đình đã chuyển nghề. Từ hơn 200 hộ làm heo đất, hiện nay chỉ còn hơn 30 hộ nằm rải rác. Nói là làng heo đất nhưng thực tế người dân không sản xuất duy nhất heo đất. Để cạnh tranh với heo nhựa, ngoài việc làm “heo quay” (tên gọi của những người làm nghề), họ đa dạng hóa sản phẩm như: vịt, cá vàng, doremon, thiên nga, bồ câu... Sản phẩm của làng nghề này không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Ông Lưu Văn Thành, một người làm nghề lâu năm, cho biết: “Trung bình mỗi tháng tôi xuất 2.000 con “heo quay” sang Thái Lan. Gọi là theo nghề nhưng trong làng không phải ai cũng sản xuất. Có hộ chuyên mua lại heo đã được nung ở các lò đưa về nhà gia công, trang trí hoa văn giai đoạn cuối và bán lại cho thương lái. Từ những việc phân chia công đoạn một cách tự nhiên này, heo đất được sản xuất theo dây chuyền... tay. Có hộ chuyên bán đất sét, có hộ chuyên nặn và nung heo, có hộ làm trang trí, hoàn thiện sản phẩm”.