T2 17:00 - 20:30
T3 17:00 - 20:30
T4 17:00 - 20:30
T5 17:00 - 20:30
T6 17:00 - 20:30
T7 (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
CN (06:30 - 10:30) (16:00 - 20:30)
HOTLINE 0918907909

KIẾN THỨC Y KHOA

VÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT HƠN
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA TRẺ
Ngày đăng 09-09-2013 1555
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA TRẺ

Giấc ngủ đặc biệt tốt đối với trẻ em. Ngủ sâu không những giúp các em khỏe mạnh mà còn giúp trí não phát triển tốt. Bởi vậy, các bậc cha mẹ hãy làm theo những lời khuyên dưới đây để giúp bé ngủ ngon, thoải mái và có lợi cho sức khỏe. Sau bài viết về “GIẤC NGỦ Ở TRẺ SƠ SINH” lần trước, lần này Phòng Khám Nhi Đồng sẽ chia sẻ về những yếu tố liên quan đến giấc ngủ của trẻ, hãy cùng chúng tôi tích lụy những kinh nghiệm để chăm sóc cho giấc ngủ của các bé nhé.

1. Nhiệt độ và độ ẩm như thế nào là phù hợp:

- Nếu nhiệt độ trong phòng quá cao, bé sẽ cảm thấy khô nóng, không thoải mái. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp, bé sẽ bị lạnh khi thức dậy.

- Với độ ẩm trong không khí cũng tương tự như vậy, nếu độ ẩm thấp, bé dễ bị tắc mũi, nếu độ ẩm cao, bé sẽ cảm thấy ẩm ướt, khó chịu.

- Theo các bác sỹ nhi khoa, nhiệt độ thích hợp với giấc ngủ của bé là 20 – 25 độ C và độ ẩm trong khoảng 60% – 70%. Vì vậy cha mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất để giúp bé ngủ ngon.

 

Giúp bé ngủ ngon, thoải mái và có lợi cho sức khỏe

 

2. Vậy giờ đi ngủ tốt cho bé là khi nào?:

- Các nghiên cứu khoa học chứng minh hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều nhất sau 1 giờ đồng hồ sau khi bé đạt được trạng thái ngủ sâu và trong khoảng thời gian từ 10 tối hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau.

- Nếu bỏ lỡ khoảng “thời gian vàng” này, sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn nên cho bé đi ngủ từ 9h tối để cơ thể có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc sản sinh ra các hormone tăng trưởng.

3. Thời gian ngủ của bé bao lâu là phù hợp?:

- Trong thời gian ngủ, cơ thể bé sẽ hấp thu oxy, năng lượng và sản sinh hormone tăng trưởng nhiều hơn, có lợi cho sự phát triển thể chất và não bộ. Vì vậy, nếu được ngủ đủ giấc, bé sẽ có tâm trạng thoải mái, chơi đùa vui vẻ và cảm giác thèm ăn.

- Các bác sỹ nhi khoa cho biết tuổi của bé càng nhỏ thì thời gian ngủ càng nhiều. Tùy theo sự phát triển của từng giai đoạn mà thời gian ngủ của bé sẽ dần dần được rút ngắn đi nhưng mỗi ngày phải đảm bảo ít nhất 10 giờ đồng hồ dành cho giấc ngủ của bé.

4. Các hoạt động trước khi ngủ:

- Cần duy trì ổn định một số hoạt động thể chất và bồi dưỡng tinh thần giúp bé cảm thấy thoải mái trước khi đi ngủ. Các chuyên gia chăm sóc trẻ nhỏ khuyên bạn nên tắm, mát-xa, thay quần áo ngủ, kể chuyện cổ tích hoặc hát ru cho bé.

- Trước khi cho bé ngủ, bạn cũng nên có thói quen tắt đèn như một tín hiệu báo cho bé biết “giờ lên giường đã điểm”.

5. Quần áo hoặc tã cần khô thoáng, sạch sẽ là điều cần lưu ý:

Nghiên cứu khoa học cho thấy số lần vận động trong khi ngủ của trẻ nhỏ nhiều gấp 2 lần người lớn, với những bé hiếu động con số thể lên đến 10 lần. Trong khi đó, vào ban đêm bé rất dễ tè dầm. Vì vậy, cần thay tã hoặc quần áo khô thoáng cho bé mặc đi ngủ để giúp bé thoáng khí, không bị ngấm mồ hôi và hạn chế thấm ngược nước tiểu vào người, để giấc ngủ của bé không bị gián đoạn.

6. Nên cho bé ngủ riêng:

Ngủ riêng từ nhỏ sẽ giúp bé hình thành tính cách độc lập. Trong giai đoạn sơ sinh, bé có thể ngủ cùng với bố mẹ, nhưng tốt nhất là nên nằm riêng giường. Bởi khi nằm cùng, bé dễ dàng được bố mẹ ôm, xoa lưng, vỗ về… nhiều bé còn tranh thủ “sờ ti” mẹ. Đây là những thứ gây bất lợi cho giấc ngủ của bé vì thời gian bắt đầu trạng thái ngủ thường kéo dài.

 

Xem thếm bài viết về "GIẤC NGỦ Ở TRẺ SƠ SINH " .

Nguon: meyeucon.org

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

BÀI VIẾT QUAN TÂM NHIỀU